YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
Vui lòng điền thông tin yêu cầu công nghệ để được tư vấn miễn phí

KẾT QUẢ TÌM KIẾM Hướng dẫn

Tìm thấy 58 kết quả.
  • Cơ sở sấy lúa tại huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An Tìm kiếm đối tác

    1. Mục tiêu dự án:
    - Tiêu thụ, bảo quản lúa sau thu hoạch.
    - Giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu xay xát, chế biến lúa gạo đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
    - Góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo, phát triển sản xuất lúa gạo bền vững.
    2. Quy mô:
    - Xây dựng trên diện tích 10 ha.
    - Công suất sấy 5.000 tấn lú/ngày (750.000 tấ lúa/năm).
    - Tổng thể tích lượng kho tồn trữ bảo quản 300.000 tấn
    3. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm:
    - Vùng Đồng Tháp Mười gồm 6 huyện là vùng trọng điển chuyên canh lúa, sản lượng 2 triệu tấn/năm.
    - Hiện nay nông dân bán lúa ngay khi thu hoạch nên nhu cầu sấy và tồn trữ lúa của các doanh nghiệp xay xát là rất lớn nhưng năng lực sấy và kho chứa còn hạn chế.
    - Cơ sở sấy lúa huyện Thạnh Hóa được đầu tư xây dựng sẽ giải quyết được các vấn đề trên.
    4. Địa điểm: Xã Tân Đông, huyện Thạnh hóa, tỉnh Long An.
    5. Đầu vào cho sản xuất có sẵn tại thị trường trong nước:
    - Máy móc, thiết bị sấy, xay xát lúa đạt chất lượng cao được sản xuất tại các nhà máy chế tạo ở Long An, như: Công ty Cơ khí CNN Bùi văn Ngọ; Công ty LAMICO Long An; và các cơ sở sản xuất thiết bị sấy khác ở khu vựa các tỉnh miền tây Nam bộ.
    6. Điều kiện hoặc ưu đãi đặc biệt có thể/sẽ áp dụng cho dự án:
    - Áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 210/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
    - Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ thướng Chính phủ.
    (Tùy nhà đầu tư lựa chọn).
    7. Vốn đầu tư:
    - Khoảng 200 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD.
     
  • Máy hốt/hút thóc giống Tìm kiếm đối tác

    Chúng tôi đang cần tìm nhà cung cấp máy hốt/hút thóc giống phơi trên sân (rộng khoảng 1.000m2) với khoảng 40-50 tấn lúa/sân và trong lò sấy có chức năng cho lúa vào bao nylong (khoảng 50 kg). Nhà cung cấp nào có khả năng đáp ứng, vui lòng liên hệ.

     
  • Yobite – Công nghệ sản xuất sữa chua sấy đông khô Tìm kiếm đối tác

    Câu chuyện của đội ngũ sáng lập
    Yobite là một dự án ra đời trong giữa tâm dịch Covid-19 hoành hành vào đầu giữa năm 2020, làm tê liệt nhiều mặt về kinh tế lẫn du lịch. Tận mắt chứng kiến nhiều người dân nuôi bò, dê sữa ở khu vực Củ Chi và miền Tây rơi vào cảnh lao đao do không tìm được đầu ra, hàng trăm lít sữa mỗi ngày phải đổ bỏ. Hai chàng thanh niên cách xa nhau hàng trăm cây số như cùng chung niềm trăn trở đã thôi thúc cả hai tìm đến gặp nhau để cùng phát triển sản phẩm Sữa chua ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa.
     
    Bằng kinh nghiệm từ truyền thống gia đình 25 năm trong ngành phô mai đúc kết lại, cộng với kiến thức về công nghệ thực phẩm tiên tiến, 3 tháng sau sản phẩm prototype đã ra đời dưới nhiều con mắt hoài nghi của mọi người. Sản phẩm nhanh chóng được ra mắt lần đầu tiên trong chương trình kết nối của Sở khoa học công nghệ tại trung tâm triển lãm Cần Thơ và đón nhận nhiều phản hồi tích cực. Chính những điều đó đã động viên tinh thần của 2 chàng trai trẻ tiếp tục vững tin theo đuổi con đường đã chọn.
     
    Nhận ra đây là giải pháp thiết thực cần được triển khai rộng rãi cho bà con nông dân trước tình hình cấp bách có thể kéo dài của đại dịch Covid, đội ngũ sáng lập quyết định tạm hoãn kế hoạch thương mại sản phẩm, thay vào đó là tập trung chuyển giao công nghệ đến nhiều hộ dân ở nuôi bò, dê sữa. Đây là quyết định khó khăn nhất, không chỉ về tư tưởng mà còn phải vượt qua rào cản nghi ngờ của người nông dân để thực thi ý tưởng. Đội ngũ đã kết hợp với các trường đại học và chuyên gia trong khu vực để cùng góp sức vận động. Cuối năm 2020, Sữa chua sấy thăng hoa đã chuyển giao thành công cho những hộ nông dân nuôi dê ở Hậu Giang và Tiền Giang. Việc đầu tiên đưa các phương án cải tạo từ ngay chính mô hình chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn để cho ra chất lượng sữa nguyên liệu tốt nhất.. Chưa dừng ở đó, khi nguồn nguyên liệu đầu vào đã ổn định, dự án tiếp tục xây dựng quy trình lên men, chế biến ứng với đặc thù sữa của thổ nhưỡng từng vùng. Cuối cùng là chuyển giao quy chuẩn, quy trình sấy thăng hoa cũng như bảo quản.
     
    Ròng rã nhiều tháng liền, có thời gian cả đội phải ăn ở tại trại dê để tư vấn và xử lý kịp thời. Đó là một nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ dự án, sự giúp sức kịp thời của các cơ quan ban ngành, cùng với sự tin yêu của bà con nông dân. Nhìn lại việc đã làm, mọi thành viên dự án lúc bấy giờ đều cảm thấy tự hào và đúng đắn khi quyết định gạt bỏ qua việc kiếm tiền để ưu tiên cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.
     
    Đây là lần thứ 2 đội ngũ chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân sau công nghệ chế biến phô mai
     
    Các giai đoạn phát triển
    Tháng 7/2020, Lần đầu chuyển giao công nghệ cho các hộ dân chăn nuôi dê sữa trên địa bàn 2 tỉnh Hậu Giang và Tiền Giang. Mang đến giải pháp cấp thiết cho bà con nông dân
     
    Tháng 11/2020, lần đầu tiên sản phẩm ra mắt tại Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Cần Thơ. Nhận được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, sự đón nhận của người tiêu dùng và hợp đồng gia công đầu tiên với đối tác đến từ Tập đoàn Nhật Bản
     
    Tháng 4/2021, triển khai hệ thống phân phối trên toàn quốc. Sau nhiều biến cố thăng trầm do đại dịch Covid-19, hiện Yobite đã ký kết với 30 nhà phân phối khu vực, có mặt ở hơn 25 tỉnh thành trên toàn quốc. Dù vậy Yobite vẫn kịp đưa vào triển khai hệ thống phân phối online trên các sàn thương mại điện tử với doanh số ổn định.
     
    Sáu tháng đầu năm 2022, Yobite tiếp tục đẩy mạnh kênh phân phối tại các siêu thị, minimart trên địa bàn khu vực phía Nam, đồng thời xúc tiến các đơn hàng gia công. Doanh thu tăng nhanh do nhu cầu thị trường tiêu dùng phục hồi sau dịch với mức lợi nhuận duy trì từ 25-30%
     
    Giới thiệu dự án
    - Công nghệ sản xuất:
     
     
     
    - Lợi ích sản phẩm:
     
     
     
    - Hướng dẫn sử dụng:
     
     
     
  • Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mấy sấy đa năng có bù ẩm Tìm kiếm đối tác

    Ở những nước phát triển trên thế giới, máy sấy đa năng là loại máy phổ biến với nhiều gia đình và các cửa hàng, xí nghiệp lớn. Tuy nhiên ở nước ta máy sấy đa năng còn khá mới lạ. Mô hình máy sấy đa năng công nghiệp có bù ẩm tự động được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và cải tiến để phù hợp và thông dụng hơn trên thị trường Việt Nam.
     VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    Nguyên lý làm việc: Máy gồm 3 phần thiết kế chính:
    - Thiết kế phần cơ khí:phần quan trọng của chiếc máy, thiết kế chính xác, giúp định hình chiếc máy trong quá trình làm việc.
    - Thiết kế phần điện: gồm 2 phần thiết kế là nhiệt độ, và độ ẩm.
    - Thiết kế phần điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển quá trình sấy của máy
    Nguyên lí hoạt động:
    Sau khi cho nguyên liệu sấy vào các khay đựng của máy. Chọn các thông số cho máy: nhiệt độ, độ ẩm, thời gian cho quá trình sấy. Sau khi chọn các thông số ta bấm chọn chế độ chạy cho máy, quá trình sấy bắt đầu sấy. Sau khi hết thời gian sấy máy tự động ngắt sấy và quá trình sấy kết thúc.
    Thiết kế phần cơ khí:
    Phần quan trọng của chiếc máy đòi hỏi phải thiết kế thật chính xác. Nguyên liệu chính của phần cơ khí là inox 304 chống rỉ sét và an toàn thực phẩm.
    Thiết kế phần điện:
    Gồm 2 phần thiết kế chủ yếu là cụm nhiệt độ và cụm độ ẩm
    Cụm nhiệt độ
    Để có cơ cấu nhiệt độ này cần sử dụng con điện trở thổi gió nhiệt dạng trái khế được làm bằng sứ cách điện có thể đốt nóng lên tới 100°C, công suất nó khoảng 88kw, lò xo dẩn nhiệt được quấn quanh sứ tạo ra độ nóng.
    Cụm độ ẩm
    Độ ẩm là mô tả lượng hơi nước bốc lên tạo ra độ ẩm. Để có độ ẩm chúng ta sử dụng con điện trở đun sôi nước lên. Có rất nhiều loại điện trở đun sôi với nhiều hình dạng khác nhau, có thể đun sôi tới 100°C, với nguồn 220V và công suất khoảng 1.2kw.
    Thiết kế phần điều khiển:
    - Phần điều khiển được thiết kế gọn nhỏ dể dàng lắp vào phần máy có chức năng cài đặt các chức năng thông số cho máy hoạt động. Dùng con STM32F103C8T6 làm phầm vi điều khiển cho board mạch.
    - Sau khi tiến hành làm board mạch nhóm đã thiết kế và chế tạo thành công board mạch điều khiển qua con STM32F103C8T6.Giúp điều khiển và cài đặt thông số cho máy một cách dể dàng.
    THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
    Ảnh hưởng của quá trình tự động lên năng suất
    Sau khi hoàn thánh máy, nhóm đã tiến hành thử nghiệm so sánh giữa việc làm thủ công và tự động. Hình 1 thể hiện số lượng sản phẩm được hoàn thành trong 1 ngày làm việc của công nhân:
    Hình 1: So sánh năng suất giữa thủ công và tự động
    Ảnh hưởng của quá trình tự động lên chất lượng
    Sau khi sản phẩm được hoàn thành, tiến hành kiểm tra chất lượng. Dựa vào các yếu tố sản phẩm sấy khô toàn bộ bên trong, sản phẩm có đạt chất lượng tốt nhất. Hình 2 thể hiện kết quả so sánh chất lượng sản phẩm giữa thủ công và tự động
    Hình 2: So sánh thỉ lệ sản phẩm lỗi giữa thủ công và tự động
     
  • Pin cát Alternō: Hệ thống sấy nông sản không phát thải carbon Tìm kiếm đối tác

    Alternō, một công ty khởi nghiệp với sứ mệnh đổi mới và cung cấp giải pháp sáng tạo trong lưu trữ năng lượng. Mục tiêu chính của chúng tôi là đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi năng lượng tái tạo trên thế giới, bắt đầu từ ngành nông nghiệp, góp phần vào việc cắt giảm phát thải nhà kính.
    Với tâm niệm này, Alternō đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm đầu tiên Alternō Air - hệ thống sấy khô nông sản không phát thải và tiết kiệm năng lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những thách thức về môi trường ngày càng nghiêm trọng.
    Chúng tôi rất tự hào về công nghệ độc quyền và giải pháp sáng tạo của mình trong việc giải quyết những vấn đề thực tế và cụ thể của ngành công nghiệp sấy khô. Qua phương pháp tiếp cận đa ngành, Alternō đã tạo ra một giải pháp sấy khô tiết kiệm năng lượng, cải tiến quy trình sấy khô, và đặc biệt là giảm đáng kể lượng khí thải gây hại cho môi trường.
     
    Công nghệ và quy trình
    Quy trình cung cấp nhiệt năng truyền thống tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thường phát sinh một lượng lớn khí thải. 52% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu được dành cho nhiệt năng và làm mát. Nhu cầu nhiệt năng trong công nghiệp, nông nghiệp và làm mát các toàn nhà chiếm 30% lượng phát thải CO2 trên thế giới.
    Alternō đã tìm ra cách để cải tiến và tối ưu hóa quy trình này bằng cách sử dụng công nghệ độc đáo của chúng tôi. Chúng tôi đã phát triển một hệ thống lưu trữ nhiệt năng từ năng lượng tái tạo, tạo ra một giải pháp lưu trữ, phát nhiệt hiệu quả và thân thiện với môi trường.
     
     
    Đối với ngành nông nghiệp, hệ thống sấy khô Alternō Air của chúng tôi giảm thiểu đáng kể lượng năng lượng tiêu thụ so với quy trình sấy khô truyền thống bằng than đá, củi, dầu diesel. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí năng lượng mà còn giảm lượng khí thải CO2.
     
    Kết quả và hiệu quả kinh tế
    Giải pháp của Alternō đã mang lại kết quả tích cực đáng kể. Thông qua việc triển khai hệ thống sấy khô Alternō Air của chúng tôi, các nhà máy và nông dân đã có thể giảm chi phí năng lượng của mình, cải thiện chất lượng sản phẩm, và giảm tác động đến môi trường.
     
    Chẳng hạn, trong một dự án với một nhà máy chế biến trà ở Việt Nam, việc sử dụng hệ thống sấy khô của chúng tôi giúp nhà máy giảm chi phí năng lượng sấy khô trà bằng than lên đến 50% trong khung 20 năm. Điều này không chỉ giúp nhà máy tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí mà còn giúp cải thiện chất lượng trà nhờ quy trình sấy khô nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nếu so sánh cùng công suất sấy thì công nghệ của chúng tôi sẽ chỉ bằng 11% chi phí nếu sấy bằng dầu diesel hoặc 8% so với sấy bằng hệ thống năng lượng mặt trời kết hợp lưu trữ với pin lithium. Đặc biệt, với các máy sấy điện phổ biến thì giải pháp Alterno Air tiết kiệm 1/5 chi phí trong cùng khung thời gian tương tự.
     
    Tác động xã hội và môi trường
    Alternō hiểu rằng mọi giải pháp kinh doanh đều phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và môi trường. Chúng tôi luôn nỗ lực để tạo ra những giải pháp không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn tích cực đối với xã hội và môi trường.
    Bằng cách giảm lượng năng lượng tiêu thụ và khí thải trong quá trình sấy khô, Alternō đóng góp vào mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu của Việt Nam. Đồng thời, qua việc tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế, Alternō cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.
    Tính sáng tạo và tiềm năng phát triển
    Alternō không ngừng nỗ lực để cải tiến và phát triển các giải pháp của mình. Chúng tôi luôn theo dõi xu hướng công nghệ mới và thách thức của thị trường để tìm ra cách tối ưu hóa và cải tiến các giải pháp của mình. Chúng tôi hiểu rằng chỉ qua sự sáng tạo và không ngừng cải tiến, Alternō mới có thể duy trì sự cạnh tranh và tạo ra giá trị lâu dài cho khách hàng và cộng đồng.
    Với tiềm năng lớn của thị trường sấy khô, Alternō tin tưởng rằng chúng tôi có thể mở rộng và áp dụng giải pháp của mình cho nhiều ngành công nghiệp và quốc gia khác, từ đó tạo ra tác động lớn hơn và đóng góp mạnh mẽ hơn vào mục tiêu phát triển bền vững.
     
  • Ứng dụng công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm Tìm kiếm đối tác

    I. Phương pháp và công nghệ thực hiện
     
     
    - Mô hình hệ thống bao gồm: Hệ thống tạo vi sóng (nguồn Magnetron), Hệ thống dẫn năng lượng vi sóng (waveguide), Hệ thống băng tải (Belt conveyor), Hệ thống buồng sấy (Microwave cavity), và hệ thống vào ra đảm bảo an toàn sóng điện từ.
    - Các hệ thống nêu trên sẽ được nghiên cưu, thiết kế, chế tạo và đo thử trong đề tài này.
     
    - Phần Magnetron: Thiết bị sẽ được mua từ nước ngoài vì thiết bị này đã được thương mại hóa từ lâu. Mạch cung cấp điện được nghiên cứu và chế tạo bởi nhóm nghiên cứu. Sẽ dùng tối thiểu 9 đèn để tạo sự đồng đều năng lượng trong lò sấy (đa mode) Thiết kế hệ thống giải nhiệt bằng gió
    Những kết quả ban đầu  
    - Đã khảo sát các công ty cung cấp đèn Magnetron: Panasonic, Sanyo, LG,..
    - Tầm công suất mỗi đèn Magnetron tối thiểu 1Kw để phục vụ cho việc xử lý đa mode nhằm cung cấp năng lượng đều cho từng chai yến. Ngoài ra việc dùng các đèn công suất nhỏ còn đảm bảo việc bảo trì cũng như thời gian đốt nóng sản phẩm.
    - Đã tìm hiểu nguyên lý hoạt động mạch cấp điện cho đèn magnetron
    - Đã tìm hiểu các thành phần đi cùng magnetron như: circulator, launcher,..
     
    - Phần Lò sấy vi sóng:
    • Mục đích tạo chuyển hóa năng lượng từ sóng siêu cao tần sang nhiệt của chai yến.
    • Đảm bảo mức độ đồng đều năng lượng trong lò sấy
    • Mô phỏng và chế tạo lò sấy đảm bảo qui định sấy tiệt khuẩn cho chai yến. Dự kiến kích thước 300x300x2000 mm
    Những kết quả ban đầu
     
    Lò sấy với kích thước 300x300x300
     
    - Phần hệ thống vào ra lò sấy:
    • Tiêu chuẩn rò rỉ của công nghiệp là 10mw/cm2 và của dân dụng là 5mw/cm2.
    • Cách chế tạo sẽ bao gồm 2 phương pháp: suy hao của ống dẫn sóng với tần số 2.45Ghz thấp hơn tần số cắt của ông dẫn sóng. Suy hao của ống dẫn sóng được phủ chất hấp thu
    Buồng phản ứng
     
    Những kết quả ban đầu
     
    Lò sấy có khe hở
     
     
     Lò sấy có khe hở với ống dẫn sóng
     
     
     Lò sấy có khe hở với ống dẫn sóng cộng thêm chất giảm sóng
     
    - Phần Waveguide:
    • Mục đích dẫn sóng từ magnetron vào lò sấy
    • Thiết kế hợp chuẩn WR340 (vì tần số từ 2.2 – 3.3 Ghz)
    Những kết quả ban đầu 
     
    Nhóm nghiên cứu có thể thiết kế và chế tạo ống dẫn sóng đúng chuẩn
     
    - Phần Dây chuyền:
    • Vật liệu bằng teflon.
    Chế tạo hệ thống 
     
     
    II. Chỉ tiêu sản xuất và chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản cho hệ thống:

    TT

    Tên thông số

    Đơn vị

    Chỉ tiêu kỹ thuật

    Thế giới

    1

    Tần số thiết kế

    GHz

    2,45

    2,45

    2

    Độ rò rỉ sóng trong ngưỡng an toàn

    mW/cm2

    < 5 mW/cm2

    <10 mW/cm2

    <5 mW/cm2

    <10 mW/cm2

    3

    Thời gian tiệt trùng

    phút

    5-8 phút

    5-8 phút

    4

    Khoảng công suất thiết bị

    kW mỗi module

    1kW

    1kW

    5

    Tốc độ dây chuyền

    m/p

    điều chỉnh từ 0.5 đến 5

    0.5-5

    6

    Mức độ tiệt trùng sau khi xử lý bằng vi sóng

    Tiệt trùng: Ecoli, Streptococus, Staphylococus, Mycobateria Tuberculosis

    Tiệt trùng: Ecoli, Streptococus, Staphylococus, Mycobateria Tuberculosis

     
     
     
     
  • Dịch vụ Hiệu chuẩn các thiết bị trong nhà máy Tìm kiếm đối tác

    CÁC THIẾT BỊ CẦN ĐƯỢC HIỆU CHUẨN TRONG NHÀ MÁY
    Hiệu chuẩn kiểm định thiết bị đo là một trong các hoạt động được tổ chức định kì hàng năm hoặc 6 tháng để đảm bảo được tính chính xác của các thiết bị đo trong sản xuất nhằm hạn chế tối đa các rủi ro về con người và sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
    Dưới đây là các thiết bị cần được hiệu chuẩn điểm định định kỳ hằng năm:
    - Inclinometers – Slope Gauge: Máy đo độ nghiêng
    - Digital Multimeter: Đồng hồ vạn năng hiện số
    - Analog Multimeter: Đồng hồ vạn năng hiện kim
    - Sound level meter: Máy đo cường độ âm thanh
    - Sound calibrator: Máy phát âm thanh
    - DC/AC Power Supply : Bộ nguồn AC/DC
    - Clamp Meter : Ampe kìm
    - Withstanding Tester : Máy Thử điện áp đánh thủng
    - Insulation Tester : Máy thử cách điện
    - Power meter : Máy đo công suất
    - Earthing Tester : Máy kiểm tra nối đất
    - Electrostatic Field Meter : Máy đo điện áp tĩnh điện
    - Surface Resistance meter: Máy đo điện trở bề mặt
    - Mano meter/Barometer : Máy đo áp suất khí quyển
    - Puncture tester : máy kiểm tra điện áp dánh thủng
    - Cable Multi Tester: Máy kiểm cáp
    - DC Electronic Load : Bộ tải điện DC
    - AC Hipot Tester : Máy kiểm tra dùng cao áp AC
    - Spark Tester : Máy kiểm tra tia lửa điện
    - LCR Meter : Máy đo Cuộn cảm, tụ điện, điện trở
    - Line Leakage Tester : Máy kiểm dòng rò
    - Impedance Meter : máy kiểm tra trở kháng
    - Megohm Meter : Máy đo điện trở cao
    - Milliohmmeter : Máy đo điện trở thấp
    - Decade Resistance Box : Hộp điện trở chuẩn
    - Digital Earth Tester : Kiểm tra điện trở nối đất
    - Oscilloscope : Máy hiện song
    - Stroboscope : Máy đo tốc độ vòng quay
    - Tesla Meter : Máy đo từ trường
    - Footwear Tester/ Wrist Strap Tester: Kiểm tra cách điện
    - Coil Tester : Kiểm tra cuộn dây
    - Phase Detector : Máy dò pha
    - Slidacs : Bộ biến áp
    - Wave Checker : Thông thường là thiết bị kiểm nhiệt độ
    - Network Analyzer : Máy phân tích mạng
    - Audio Analyzer : Máy phân tích tín hiệu ( tần số thấp, thường thi dưới 100kHz)
    - Audio Sweeper : Máy quét tín hiệu ( Tần số thấp)
    - Stop Watch: Đồng hồ bấm giờ
    - Frequency Counter : Máy đo tần số
    - Signal Generator : Máy phát tín hiệu
    - FFT Analyzer : Phân tích tín hiệu dạng sóng
    - XRF Analyzer : Máy phân tích 4 chất độc hại và 2 chất cháy nổ
    - Power Sensor : Cảm biến công suất
    - Auto Clave : Nồi hấp
    - Dry Oven : Lò nung, lò sấy
    - Chamber: Tủ nhiệt, độ ẩm ( tủ môi trường )
    - Mecury Thermometer : Nhiệt kế thủy ngân
    - Moisture Meter : Máy kiểm tra độ ẩm
    - Dewpoint Meter : Máy kiểm tra điểm sương ( điểm ngưng tụ)
    - Pressure Gauge : Đồng hồ áp suất
    - Differential Pressure Gauge: Đồng hồ chênh áp
    - Refractometer : Khúc xạ kế
    - Gloss Meter : Máy đo độ bóng
    - Fabric Inspection : Máy kiểm vải
    - Needle Detector/ Metal Detector : Máy dò kim
    - LightBox : Tủ soi màu
    - Crocking Tester/ Rubbing Tester: Thiết bị kiểm tra độ mài mòn
    - Digital caliper – Digimatic Caliper : thước kẹp hiện số
    - Vernier Caliper : Thước kẹp cơ ( hiện vạch)
    - Digital Micrometer – Digimatic Micrometer : Panme hiện số
    - Vernier Micrometer : Panme cơ
    - Pin gauge : Dưỡng kiểm lỗ
    - Digital thermometer : Máy đo nhiệt độ hiên số
    - Depth Gage : Dụng cụ đo chiều sâu
    - Scale Lupe : Kính phóng đại
    - Measuring Microscope : Kính hiển vi ( Thiết bị đo phóng đại)
    - Coordinate Measuring Machine : CMM (chuyên ngành ^^) Máy đo tọa độ 3 chiều
    - Video Measuring Machine: Máy đo 2 chiều ( bằng phương pháp chiếu hình, ko tiếp xúc)
    - Angle Ruler/Angle Meter : Thước đo góc/Thiết bị đo góc
    - Angle Block : Khối góc chuẩn (Dưỡng góc)
    - Bore Gauge : Thiết bị đo đường kính trong ( thường là tiếp xúc 2 điểm)
    - Holtest : Thiết bị đo đường kính trong ( thường là tiếp xúc 3 điểm)
    - Coolant Proof Caliper/Micrometer…. : thước kẹp, panme có khả năng chống thấm tốt.
    - Coating Thickness Gage/Tester : Thiết bị đo độ dày lớp sơn phủ
    - Gauge Block : căn mẫu chuẩn ( Kích thước ngoài)
    - Height Gage : dụng cụ đo chiều cao
    - Indicator : Bộ hiển thị ( Thông thường co Dial và digital )
    - Profile Projector : Máy phóng hình ( Đo kích thước bằng phương pháp phóng bóng của hình ảnh)
    - Thread Plug Gauge : Dưỡng ren ngoài
    - Thread Ring Gauge : Dưỡng ren trong
    - Steel Ruler : Thước sắt
    - Tape Ruler :Thước cuộn
    - Thickness Gages : dụng cụ đo bề dày ( có dial và digital)
    - Durometer Hardness : ĐO độ cứng cao su
    - Hardness Tester : Máy kiểm tra độ cứng ( có nhiều loại Rockwell, Vicker, Micro, …)
    - Granite Surface Plate : Bàn đá
    - Measuring Countour : Máy đo biên dạng
    - Roughness Standard : Máy đo độ nhám
    - Tension Gage : Thiết bị đo lực căng
    - Torque Wrench: Cờ lê lực
    - Torque Driver : tua vít lực
    - Torque Sensor : Cảm biết lực
    - Bursting Strength Tester: Máy kiểm tra nổ bìa, bục bìa carton
    - Analytical Balance : Cân phân tích
    - Mechanical Balance : Cân kĩ thuật
    - Loadcell : Cảm biến tải
    - Standard Weight : Khối lượng chuẩn ( Quả cân)
    Liên hệ Hotline & Zalo: 0902 145 345 để được tư vấn và báo giá tốt nhất
  • Cao dược liệu phục vụ công nghiệp dược Tìm kiếm đối tác

    -Xác định được quy trình sản xuất 6 loại cao sấy phun: Bạch tật lê, Diệp hạ châu, Giá đậu nành, Khổ qua, Xuyên tâm liên, Gừng Nhật Bản, Tinh dầu gừng, bột sấy phun Gừng.
    -Xác lập được đầy đủ thông số kỹ thuật phục vụ sản xuất cao dược liệu và xây dựng được tiêu chuẩn cho chất lượng cao
Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
Scroll